Thuốc lào tiên lãng

Thuốc lào Hải Phòng là giống thuốc lào được trồng, chế biến tập trung ở hai huyện Tiên Lãng Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Ngoài ra, ở xã An Thọ – An Lão thuốc lào ngon số một. Thuốc lào tại địa phương này có giá trị kinh tế cao, thuốc ngon có tiếng và từng mang danh thuốc lào tiến vua.[1]

Ở Việt Nam hàng năm trồng khoảng 4.000-4.200 ha thuốc lào tập trung ở các tỉnh phía Bắc thì riêng Hải Phòng chiếm 50% diện tích ,trong đó diện tích gieo trồng tại huyện Tiên Lãng khoảng 1.200-1.300 ha (chiếm 25-30% diện tích trồng thuốc lào của cả nước). “Thủ phủ” của cây thuốc lào cả về diện tích lẫn chất lượng thuộc xã Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng) và xã Lý Học (huyện Vĩnh Bảo); hai xã này liền kề nhau và ngăn cách bởi con sông Hàn.[4]

Điếu bát và điếu cày bằng sứ dùng để hút thuốc lào

Không ai biết huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo của Hải Phòng trồng thuốc lào chính xác từ bao giờ và nổi tiếng từ khi nào, nhưng canh tác, sản xuất, chế biến thuốc lào tại đây đã lưu truyền từ đời nọ sang đời kia và trở thành nghề truyền thống của hàng ngàn hộ dân. Ban đầu cây mọc hoang ở bên đường, bãi cỏ, lá xanh mùi hắc, khô nhai thấy đắng, đốt thấy thơm, vê cuộn đốt hút khói vào họng thấy say đê mê. Sau nhiều người ưa chuộng thành quen, và các sự tích về cây thuốc lào dần được dân gian ca sự. Bên bờ Sông Hàn giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng xưa từng lưu truyền câu chuyện về đôi trai gái yêu nhau ra bờ sông hóng mát, thấy lá thuốc lào cuộn hút rồi say ngủ quên để đến nỗi chết đuối khi nước triều lên.

Có giả thiết cho rằng thuốc lào được du nhập từ Ấn Độ, Miến Điện, Ai Lao qua những khách buôn. Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn ghi Từ năm Canh Tý (1660), niên hiệu Vĩnh Thọ (1658-1662), đời vua Lê Thần Tông, người Ai Lao đem cây ấy đến, dân ta trồng. Một giả thuyết lưu truyền khác cho rằng chính Thượng thư Bộ Hộ

Về câu chuyện “thuốc lào tiến vua”, sách Đồng Khánh dư địa chí lược ghi thuốc lào An Tử Hạ là thứ thuốc thuộc loại ngon nhất thường để tiến vua. Làng An Tử Hạ thuộc tổng Hán Nam, huyện Tân Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử 1, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nhiều cụ cao niên ở Tiên Lãng, Hải Phòng còn cho biết thuốc lào tiến vua là loại đặc biệt chỉ trồng riêng ở một khu ruộng gọi là ruộng Chùa ở An Tử. Giống cây thuốc lào ở đây lá nhỏ, dày và năng suất rất thấp, lại được trồng hết sức cầu kỳ. Hai ngày rẽ nhánh một lần, tức cấu những lá và búp non để cây tập trung dưỡng chất nuôi một số lá. Nếu cây bị sâu bệnh thì phải dùng cơm nếp giã nhỏ đắp lên chỗ sâu bệnh. Khi thu hoạch lại phải để thuốc lên trên, đốt rơm ở dưới để đượm khói, ra mùi thơm đặc trưng. Thuốc phơi được 2-3 nắng, gia chủ tiếp tục làm bầu (dùng một dụng cụ giống như quả bầu) chắt nước cháo và phun vào các phên thuốc để tạo mùi.

Thuốc lào sản xuất ở Tiên Lãng có hương vị đặc biệt; là kết hợp của những yếu tố tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho cây thuốc lào sinh trưởng và phát triển, giống cây được lựa chọn kỹ lưỡng, quy trình trồng và bí quyết chế biến tạo nên danh tiếng lâu đời, được mang bán rộng khắp tại Việt Nam và được biết đến tại một số nước trên thế giới

Về cảm quan, sản phẩm thuốc lào Tiên Lãng ở dạng sợi có màu từ nâu vàng đến nâu đậm. Điểm màu trung bình là 3,17 – màu hạt cau (cao nhất 4,0 màu hạt cau đậm, thấp nhất 2,0 màu nâu vàng). Sợi dẻo không bung ra sau khi nắm chặt, độ dàu-dẻo điểm trung bình 7,29 (cao nhất 9,6; thấp nhất 5,6). Khi hút êm, dịu, không sốc, không nóng, độ êm-sốc điểm trung bình 7,71 (cao nhất 10,0; thấp nhất 6,6). Độ dịu–nóng điểm trung bình 7,66 (cao nhất 9,8; thấp nhất 

Thổ nhưỡng, khí hậu

Canh tác, thu hái và chế biến

Nông dân tại vùng có tập quán canh tác lâu đời, tự chọn giống đến chọn đất trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến. Họ sử dụng giống có chất lượng thuốc ngon đó là giống Ré đen, giống Báng, giống Có Tai và giống Lá Chống; biết kỹ thuật chọn cây mẹ để làm giống cho năm sau là những cây ở đầu luống phía nam (hướng gió chính); chọn chân đất trồng thuốc phải có “độ phì” dinh dưỡng cao, làm đất nhỏ mịn nhưng luôn giữ ẩm độ đất 70-75%; ứng dụng kỹ thuật diệt chồi (nên mới có câu “một cây chỉ để ba cành”); kỹ thuật bón phân (nhất là và phòng trừ dịch bệnh tổng hợp để có năng suất cao chất lượng thuốc sợi ngon. Đặc biệt kỹ thuật thu hoạch chế biến từ chọn ngày thu hoạch, đến ủ lên men, dãi sương và dùng chum, vại sành, lá chuối bảo quản là cả một nghệ thuật với những bí quyết và kỹ năng truyền thống lâu đời tạo nên sản phẩm đặc sản chỉ có ở địa phương này.

Quy trình trồng, chăm sóc

Hàng năm, sau khi thu hoạch vụ mùa xong, những chân ruộng trũng để cấy lúa vụ chiêm, các chân ruộng cao chọn trồng thuốc lào. Thuốc lào trồng vụ đông xuân từ tháng 12 năm trước đến tháng 5 năm sau theo âm lịch. Giai đoạn vườn ươm từ khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm trước đến giữa (hay cuối) tháng 1 năm sau, giai đoạn ra ruộng trồng từ cuối tháng 1 đến tháng 5 thì thu hoạch. Vào khoảng tháng 11 làm đất tơi, trộn hạt với tro bếp gieo, tưới ẩm. Hạt thành cây trong khoảng 2-3 tuần cho đến khi cây con có 2-3 lá dài khoảng 3–4 cm là nhổ trồng được.

Đất trồng phù hợp nhất là đất cao thoát nước, đảm bảo tốt các tính chất lý hóa tính để có chất lượng tốt, đất càng rắn (đất thịt) thuốc càng ngon. Đất cát, pha cát thuốc sẽ nhạt hoặc có vị nóng. Trước khi trồng cần làm đất, cày ải để nỏ (phơi cho đất thật khô), bừa kỹ và đập tơi nhỏ. Khâu làm đất rất quan trọng và vất vả. Người dân dùng vồ gỗ đường kính 10–15 cm tra cán dài 1,2-1,8m đập đất ngày đêm bất kể thời tiết. Trước khi đánh luống lại phải nhặt sạch cỏ dại hay gốc rạ để tránh sinh hóa ra sâu hại cây. Luống được đánh thẳng hàng cao 30–40 cm, rộng 70–80 cm (có tài liệu ghi luống cao 30–60 cm đủ chỗ trồng hai hàng cây thuốc. Các luống thoải dần theo chiều thoát nước tốt vì thuốc lào không chịu được úng ngập, đọng nước cây sẽ chết.

Mật độ trồng phù hợp 18.000-20.000 cây/ha (có tài liệu ghi 19.000-23.000 cây/ha

Muốn thuốc lào đạt chất lượng tốt phải bón nhiều phân và phân bón phải tốt. Ít phân cây không phát triển được, lá ít, nhỏ và mỏng; ngược lại đủ phân và phân bón đúng cách thì cây nhiều lá, lá to dày và chất lượng ngon. Lượng phân bón cho 1 ha 30 tấn phân chuồng, 700–750 kg phân lân; 500–600 kg phân đạm; bón phân kali sun phát hoặc tro bếp. Thuốc lào chuộng phân bắc giàu dinh dưỡng, được ủ kỹ với tro và đất màu, đảo tơi bón lót trong lòng luống. Khi cây mới trồng cần được tưới nước mỗi ngày một lần, đủ ẩm (duy trì ẩm độ của đất sau trồng 80-85%). Khi cây bén rễ, phát triển cần định kỳ tưới bằng phân chuồng ngâm ngấu, ban đầu pha loãng và sau tăng dần độ đặc tùy mức độ phát triển của cây, trực tiếp vào từng gốc cây khoảng 7-10 ngày/lần cho đến khi cây thuốc phát triển đủ lá cần thiết thì dừng. Khi cây phát triển “đến độ” chậm lại người ta sẽ “cấm ngọn” (tức ngắt ngọn cây) chỉ lấy đủ lượng lá cần thiết, 17-25 lá/cây tuỳ theo từng cây (cây yếu lấy nhiều lá thì chất lượng kém, cây tốt mà lấy ít lá thì thiệt sản lượng). Lúc này cần tập trung chăm sóc để cây cho lá to và dày, tưới nước phân chuồng ngâm với phân lân.

Trong ruộng thuốc lào trước khi cấm ngọn cần giữ lại một số cây tốt, không ngắt ngọn để cho cây ra hoa, đậu hạt làm giống cho mùa sau.

Chăm sóc, theo dõi hàng ngày cho cây như nhặt cỏ, bắt sâu, diệt bọ rầy, đảm bảo thoát nước luống thật tốt.

Sau trồng 5 tháng, vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 (âm lịch) khi thời tiết bước vào những ngày hè oi nồng, nóng nực, gió Nam thổi suốt ngày đêm, lá thuốc lào dày cộm rất nhanh và cứng lại như tàu mo cau, các cây thuốc lào lá cụp, chuyển màu từ xanh đậm sang phớt vàng. Bằng cảm quan và kinh nghiệm, người trồng sẽ xác định được đúng thời điểm lá thuốc “chín” già, tích lũy đủ hương liệu để thu hoạch. Nếu hái sớm, lá thuốc còn xanh sẽ khiến thuốc có màu không sáng đẹp, chất lượng kém. Việc thu hái và vận chuyển luôn phải tránh để lá thuốc bị ướt. Thường không thu hoạch vào ngày mưa hoặc sau khi mưa mà chọn ngày nắng to, gió nam; không thu hái vào buổi sáng mà chọn lúc trưa hoặc chiều khi lá thuốc đã khô hết sương đêm.[4]

Lá thuốc lào được bẻ (hái) về, được rọc sống lá và cuống lá cứng bằng một dụng cụ chuyên dụng bằng tre (kìm tre). Khâu rọc lá cũng đòi hỏi sự khéo léo, nếu rọc không có kỹ thuật lá thuốc sẽ bị rách nát, ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.[4] Sau khi rọc, lá thuốc được xếp lớp, cuộn thành cuộn tròn đường kính từ 18–22 cm (có tài liệu ghi 20–25 cm[4]), độ dài mỗi cuộn thuốc tầm dài từ 1,8-2,3m (có tài liệu ghi 2,4-2,8m[4]), buộc lạt tre như kiểu bó giò. Công đoạn cuộn lá thuốc thành cuốn cũng là một kỹ thuật khó đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo để cuộn thuốc không quá mềm rỗng hoặc quá cứng. Cuộn thuốc mềm thì không khí bên trong cuộn còn nhiều dễ gây thối hoặc héo lá; cứng quá thì thuốc cũng dễ thối và lá thuốc không đủ độ “chín” khi thái.[4]

Cuộn thuốc được ủ 3-5 ngày tùy điều kiện khi thấy cuộn thuốc vàng suộm thì tiến hành thái. Khi chưa có máy thái người dân thái thuốc bằng tay. Sử dụng một cái “cầu” bằng cây gỗ dốc 30%, đặt cuộn thuốc lên, kê hệ thống con lăn để cuộn thuốc từ từ trôi xuống. Người thợ thái thuốc ngồi đầu cầu trên cái ghế con cầm con dao chuyên dùng mảnh nhẹ nhưng rất sắc, thái nhẹ nhàng và kỹ thuật. Tuỳ theo số lượng cuộn thuốc nhiều hay ít mà bố trí vài ba người thái sao cho đến khoảng 10h-11h là phải xong để kịp phơi cơn nắng ban trưa cho sợi thuốc đủ khô, tránh sợi thuốc bị xỉn màu vì không đủ nắng. Hiện nay, nhiều nơi đã sử dụng máy thái thuốc khiến giảm được công lao động và sợi thuốc nhờ đó cũng nhỏ và đều hơn. Tuy thuốc được thái bằng máy nhưng người điều khiển máy vẫn đóng vai trò quan trọng, đôi bàn tay khéo léo của người thợ thái giúp cho sợi thuốc đều, nhỏ và không bị đứt chỉ.[4]

Thuốc thái xong dùng que phơi để rải đều sợi thuốc lên phên, nong, nia, đem ra sân và vườn để phơi tận dụng nắng. Trường hợp gặp ngày mưa không thể phơi được thì phải đốt sấy bằng cách làm rạp kê phên thuốc lên rồi dùng rơm rạ đốt ở dưới đến khi sợi thuốc khô mới thôi. Có thể dùng kỹ thuật ủ men một ngày sau thái kết hợp với hồ sợi sẽ cho chất lượng thuốc ngon hơn.

Một bí quyết trong công đoạn phơi thuốc cũng thường được người dân Tiên Lãng áp dụng là phơi sương. Thuốc được phơi thông từ chiều đến 9-10 giờ tối là thời điểm sương muối xuống. Thuốc được tưới sương sẽ mềm, độ dầu dẻo cao và màu sắc đẹp hơn.[4]

Thuốc phải phơi đủ nắng khi nào sợi thuốc khô kiệt, chuyển màu nâu sẫm, nâu hạt cau hoặc vàng, có mùi thơm là sẵn sàng được bao gói bảo quản và đưa vào sử dụng, tiêu thụ. Tuy nhiên chỉ những sơ suất nhỏ như bao gói không kín, không kĩ, bị gió lùa, ẩm ướt cũng có thể làm cho thuốc mốc, hỏng. Thời gian đóng gói thường vào buổi chiều tối hoặc sáng, sau khi thuốc lào được ủ từ trưa (nếu đóng vào chiều tối) hoặc từ chiều hôm trước (nếu đóng vào sáng hôm sau)[4] để thuốc ỉu, lả, mềm, đỡ giòn.[9] Bảo quản thuốc tại các vùng nông thôn xưa có thể theo cách đóng vào chum, vại sành trên bịt lá chuối khô chống mốc và giữ mùi thơm. Nay thường được đóng gói bằng bao nilon, với sợi thuốc đóng gói được ép chặt, giảm tối đa lượng không khí trong các lớp thuốc.[9]

Trước khi đến tay người tiêu dùng, một số nhà sản xuất còn dùng các phương pháp hồ tẩm hương liệu để tạo hương thơm, vị ngọt khi hút.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *